CHI TIẾT DỊCH VỤ

Lúng túng tìm biện pháp thi hành án hành chính

Thi hành án hành chính là vấn đề gây nhiều tranh luận tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về dự luật Tố tụng hành chính hôm 5-10.

Đây là vướng mắc từ khi xây dựng Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và đến giờ cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra… vẫn chưa hết lúng túng khi nghiên cứu nâng cấp pháp lệnh lên thành luật.

Theo dự luật, trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người khởi kiện, cơ quan thi hành án dân sự (nơi tòa án đã xét xử sơ thẩm) phải có văn bản đôn đốc người bị kiện thực hiện bản án, quyết định của tòa (…). Trong thời hạn 30 ngày người bị kiện không thông báo kết quả thi hành bản án, quyết định hành chính thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện để chỉ đạo việc thi hành án…

“Cấp trên của chủ tịch UBND tỉnh là Thủ tướng. Có khả thi không khi một anh chấp hành viên cấp huyện yêu cầu ông chủ tịch tỉnh thi hành án, nếu ông không thi hành thì tôi sẽ báo cáo lên Thủ tướng? Có anh nào dám ký văn bản gửi Thủ tướng không?” – Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng lo ngại về tính khả thi của quy định này.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng có chung băn khoăn này. Ông Thuận phân tích: Đôn đốc rồi mà người phải thi hành án vẫn chây ỳ thì sao? Trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp theo của cơ quan thi hành án là gì? Để bản án, quyết định của tòa hành chính được thực thi trên thực tế thì cần có những biện pháp bảo đảm cưỡng chế thi hành án. Thế nhưng cơ quan thi hành án có quyền kiến nghị cấp ủy để thi hành kỷ luật hay không? Có quyền kiến nghị lên thủ trưởng của cơ quan hành chính? Có quyền kiến nghị HĐND bãi nhiệm, miễn nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với những người liên quan đến việc có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính sai? Phải tính đến những điều đó nhưng liệu có vượt quá tầm của cơ quan thi hành án?

Một vấn đề đáng lưu tâm khác, dự luật đã quy định một điều (Điều 229) để giải quyết tình trạng “án đụng trần” nhưng phát hiện có sai lầm nghiêm trọng. Cụ thể, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ xem xét kiến nghị của chánh án TAND Tối cao hoặc của viện trưởng VKSND Tối cao về việc xem lại “án đụng trần”. Trường hợp ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán đồng ý với kiến nghị thì chánh án TAND Tối cao tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ án để đưa ra Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét lại quyết định. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao chỉ bị thay đổi khi có ít nhất 3/4 tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán tán thành.

BẢN ĐỒ

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    (0650)3 63.93.93
    VP. THỪA PHÁT LẠI TÂN UYÊN Liên hệ: (0650)3 63.93.93 Email: thuaphatlaitanuyen@gmail.com
    Liên hệ: Hotline: 0903.045.389 Email: