CHI TIẾT DỊCH VỤ

Văn phòng thừa phát lại – Tống đạt vào cả ngày nghỉ, ngoài giờ làm việc

NDĐT – Tới đây, hai thông tư hướng dẫn Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 24-7-2009 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nhanh chóng ban hành, tạo hành lang pháp lý cụ thể về thủ tục thực hiện công việc cũng như chi phí, cơ chế tài chính của công việc này.
Vi bằng của thừa phát lại có giá trị làm chứng cứ tại Toà
Thừa phát lại là một từ Hán Việt cổ chỉ một chức vụ trong bộ máy hành chính thời trước. Thừa phát lại thời trước có quyền khá rộng, liên quan đến công việc của cả tòa án và thi hành án (THA) như: giữ trật tự tại tòa; tống đạt các giấy tờ từ tòa đến đương sự; tổ chức thi hành án; lập các vi bằng (lập các biên bản là bằng chứng có giá trị pháp lý, thí dụ: biên bản hiện trạng nhà, biên bản xác minh tài sản…).
Công việc của Thừa phát lại hiện nay là tống đạt văn bản của Tòa án và của cơ quan thi hành án dân sự, trực tiếp thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án và lập vi bằng. Trên cơ sở thỏa thuận với Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự, Thừa phát lại được quyền tống đạt các văn bản như: giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời; quyết định đưa vụ án ra xét xử; bản án quyết định trong trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt đương sự của TAND các cấp tại TP Hồ Chí Minh (trừ Toà phúc thẩm TANDTC tại TP Hồ Chí Minh); Các Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cục thi hành án dân sự tại TP Hồ Chí Minh.
Văn phòng Thừa phát lại ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với Tòa án và Cơ quan Thi hành án dân sự. Việc giao nhận văn bản tống đạt được thực hiện hàng ngày và ghi vào sổ giao nhận theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thi hành án dân sự (THADS), Tòa án có thể thỏa thuận Thừa phát lại thực hiện ngay việc tống đạt kể cả ngày nghỉ hoặc ngoài giờ hành chính. Các vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị chứng cứ để toà án xem xét khi giải quyết vụ án.
Chi phí tống đạt dựa theo mức trần
Dự thảo Thông tư quy định mức trần về chi phí tống đạt để văn phòng Thừa phát lại, Toà án và Cơ quan THADS thoả thuận, trong đó có tính đến yếu tố khoảng cách. Theo đó, mức phí này không quá 50.000 đồng/việc trong pham vi quận huyện và không quá 100.000 đồng/việc ngoài phạm vi quận, huyện nơi đặt trụ sở Tòa án, cơ quan THADS.
Khi trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự, Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí THADS, ngoài ra còn được thu các chi phí như chi phí xác minh điều kiện thi hành án, chi phí cưỡng chế thi hành án và các khoản chi phí khác…
Theo ý kiến của Bộ Tài chính, nên bổ sung một số nội dung như mức chi phí tống đạt ngoài địa bàn TP Hồ Chí Minh; trách nhiệm của Tòa án, CQ Thi hành án trong việc đôn đốc thu hồi khoản tiền mà ngân sách nhà nước đã bỏ ra cho việc tống đạt; lập dự toán kinh phí tống đạt…Cũng theo Bộ Tài chính, dự thảo quy định mức chi phí tống đạt ngoài phạm vi quận, huyện cao gấp hai lần mức chi phí tống đạt trong phạm vi quận huyện là không phù hợp. Bởi vì trên thực tế, ngoài phạm vi quận, huyện cũng có thể ở trong địa bàn thành phố và cũng có thể ngoài phạm vi địa bàn thành phố nên chỉ quy định một mức phí chung mà thôi.
Còn theo ý kiến góp ý của thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, nên quy định chi phí tống đạt theo khoảng cách từ nơi đặt văn phòng Thừa phát lại đến nơi tống đạt, quy định cụ thể về việc tống đạt theo đúng quy định nhưng việc tống đạt không thành do yếu tố khách quan.
Không nên để dân cưỡng chế dân
Việc ra đời các văn phòng thừa phát lại nằm trong chương trình xã hội hóa một số hoạt động tư pháp. Thừa phát lại được trao quyền lực Nhà nước rất lớn, có giá trị pháp lý khá cao nên ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân. Đây là tổ chức dịch vụ công mà người dân có thể lựa chọn để giúp cho mình trong quá trình thực hiện và giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế và thi hành án.
Tuy nhiên, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho rằng, xã hội hóa một số hoạt động của thi hành án là nhằm giảm tải cho nhà nước, huy động sức mạnh xã hội nhưng phải tiến hành như thế nào cho phù hợp. Căn cứ vào Luật THADS cần phải xác định vai trò của Chấp hành viên, cơ quan Thi hành án và Thừa phát lại ở đâu? Thừa phát lại chỉ thực hiện một số việc thi hành án chứ không phải thực hiện toàn bộ quyền của Chấp hành viên. Bên cạnh đó vị trí pháp lý của Thừa phát lại là một tố chức tư nhân được thành lập, nếu giao quyền trực tiếp tổ chức thi hành án có nghĩa dân cưỡng chế dân thì không phù hợp, mà cơ quan công quyền cưỡng chế dân thì hợp lý hơn.

BẢN ĐỒ

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    (0650)3 63.93.93
    VP. THỪA PHÁT LẠI TÂN UYÊN Liên hệ: (0650)3 63.93.93 Email: thuaphatlaitanuyen@gmail.com
    Liên hệ: Hotline: 0903.045.389 Email: